Làm hư nhà hàng xóm, phải bồi thường như thế nào?

Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, điều 267 Bộ Luật Dân sự quy định khi có nguy cơ xảy

Theo điều 267 Bộ Luật Dân sự, công trình xây dựng ảnh hưởng đến bất động sản liền kề, chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng hoặc dỡ bỏ. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

“Nhà kế bên xây dựng gây nứt tường, nghiêng nhà tôi nhưng họ vẫn bình chân như vại, còn tôi vắt chân lên cổ mà chạy, gõ cửa hết cơ quan này đến cơ quan khác cầu cứu, mất thời gian, công sức mà căn nhà bị hư vẫn chưa được khắc phục” – ông Mai Đức Cường (ngụ phường 16, quận Gò Vấp, TP HCM), cho biết.

Sống trong lo sợ

Ông Cường cho biết hiện TAND quận Gò Vấp đang thụ lý vụ kiện của ông. Trong thời gian chờ tòa án xét xử, gia đình ông phải sống trong phập phồng lo sợ vì nhà bị nứt, nghiêng nghiêm trọng.

Trước đó, nhà liền kề đào móng làm nứt tường, nghiêng nhà, ông Cường đã gửi đơn đến UBND phường 16 nhờ can thiệp. Phường xuống kiểm tra, lập biên bản, ban hành quyết định đình chỉ thi công do công trình xây dựng không phép. Được vài ngày, công trình tiếp tục thi công, nhà ông Cường bị nghiêng, nứt nhiều hơn. Ông Cường lại tất tả lên UBND phường nhờ can thiệp. Nhiều lần như thế, UBND phường hướng dẫn ông gửi đơn đến UBND quận Gò Vấp, Thanh tra Sở Xây dựng. Các cơ quan này lại lập biên bản, mời các bên lên. Do không thương lượng được, họ hướng dẫn ông Cường kiện ra tòa.

Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, ông B.L.X.G (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) gửi đơn đến chính quyền địa phương, nơi đây hòa giải và hướng dẫn kiện ra tòa trong khi công trình của nhà liền kề vẫn tiếp tục thi công.

Làm hư nhà hàng xóm, phải bồi thường

Mặc dù đã gõ cửa khắp nơi nhưng những hư hỏng của nhà ông Cường vẫn chưa được khắc phục kịp thời

Phải ngừng ngay việc xây dựng

Bà Phạm Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch UBND phường 16, quận Gò Vấp – cho biết theo quy định của pháp luật, UBND phường ra quyết định buộc ngừng thi công chỉ khi công trình xây dựng có vi phạm. Khi chưa xác định được công trình vi phạm, các bên thương lượng giải quyết, nếu không thành, phường hướng dẫn họ kiện ra tòa.

Trong khi đó, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, điều 267 Bộ Luật Dân sự quy định khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Ngoài ra, tổ chức có hành vi thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ bị xử phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo Nghị định 121 ngày 10-10-2013 của Chính phủ.

Theo luật sư Hậu, chủ tịch UBND xã, phường có thẩm quyền phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với các trường hợp trên. Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì chủ tịch UBND cấp phường, xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại. Trường hợp thỏa thuận 2 lần không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 7 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, chủ tịch UBND cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm trả. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại tòa án.

Cùng với đó, trường hợp công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận, chủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *